TÓM TẮT 7 THÓI QUEN THÀNH ĐẠT
1. Những thách thức của kỷ nguyên hiện đại:
-
Sợ hãi và sự tự ti: Luôn mang tâm trạng lo âu, sợ
hãi
-
Ước muốn và tham vọng sở hữu: Ước muốn là vô
cùng vô tận, sự làm ra không theo kịp được ước muốn
-
Trốn tránh trách nhiệm: Đổ lỗi cho hoàn cảnh,
cho các nhân tố khác không phải bản thân mình
-
Tuyệt vọng: Đổ lỗi cho hoàn cảnh và dễ mất niềm
tin vào cuộc sống, sống bế tắc
-
Mất cân bằng trong cuộc sống: Sự mất cân bằng giữa
công việc và gia đình, phẩm chất đạo đức, sức khỏe…
-
Tính vị kỷ: Cuộc sống là một trò chơi, một sự cạnh
tranh phải có người thắng, người thua. Tất cả mọi người đều là đối thủ của nhau
-
Niềm khao khát được lắng nghe: Ai cũng muốn lắng
nghe chuyện của mình nhưng lại không chịu lắng nghe chuyện của người khác hoặc
tập trung vào chuẩn bị đưa ra ý kiến của mình => Sự không thấu hiểu và ko biết
lắng nghe
-
Xung đột và sự khác biệt: Con người có nhiều điểm
chung nhưng cũng đồng thời có nhiều điểm khác biệt. Cách nhìn nhận cá nhân khác
biệt dẫn đến sự xung đột.
ð
Bế tắc bản thân
2. Các khái niệm cơ bản:
-
Mô thức: “Tấm bản đồ” của cá nhân hoặc “lăng
kính” nhìn nhận của chúng ta về cuộc sống
-
Mô thức ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi và thái độ
của chúng ta
-
Thói quen là giao điểm của 3 đường tròn:
o
Tri thức (Làm gì, tại sao)
o
Kỹ năng (Làm như thế nào)
o
Khát vọng (Muốn làm gì)
-
Sự trưởng thành : Phụ thuộc – độc lập – Tương
thuộc
o
Người phụ thuộc dựa vào người khác đạt được cái
mình muốn
§
Phụ thuộc về mặt thể chất
§
Phụ thuộc về mặt tình cảm
o
Người độc lập ( Nhược điểm: Không phù hợp với thực
tại có tính tương thuộc)
o
Người tương thuộc
§
Tương thuộc về mặt thể chất: Liên kết sức mạnh
trong công việc
§
Tương thuộc về mặt tình cảm: Chia sẻ tình cảm với
người khác
§
Tương thuộc về mặt trí tuệ : Kết hợp những ý tưởng
tuyệt vời nhất của người khác với mình
-
Hiệu quả là sự cân bằng của yếu tố P/PC ( Sản phẩm
và năng lực sản xuất)
3. Tính chủ động: - Bạn là người sáng tạo mọi
thứ và chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi của mình
-
Dưới ngoại cảnh tác động chúng ta được quyền tự
do lựa chọn phản ứng dựa vào:
o
Sự nhận thức
o
Trí tưởng tượng
o
Lương tâm
o
Ý chí độc lập
-
Mỗi cá nhân có 2 vòng tròn :
o
Vòng tròn quan tâm (vấn đề quan tâm) và vòng
tròn ảnh hưởng (vấn đề muốn ảnh hưởng)
o
Vòng tròn ảnh hưởng nhỏ hơn vòng tròn quan tâm
-
Người bị động tập trung thu hẹp vòng tròn ảnh hưởng
-
Người chủ động tập trung mở rộng vòng tròn ảnh
hưởng
-
Trong vòng tròn ảnh hưởng có 3 vấn đề:
o
Kiểm soát trực tiếp (liên quan đến hành vi chúng
ta)
o
Kiểm soát gián tiếp (liên quan đến người khác)
o
Ngoài tầm kiểm soát (Bản thân chúng ta ko thể
tác động)
-
Cách xác định những điều thuộc vòng tròn quan
tâm hay vòng tròn ảnh hưởng:
o
Vòng tròn ảnh hưởng chứa các cái LÀ (những điều
mang tính khẳng định)
o
Vòng tròn quan tâm chứa các cái CÓ (GIÁ NHƯ TÔI
CÓ - Những điều mang tính chất mong muốn)
-
Quan điểm chủ động là thay đổi từ bên trong, tức
mở rộng vòng tròn ảnh hưởng
-
Được quyền lựa chọn hành động nhưng không lựa chọn
được hệ quả của hành động đó (Hệ quả nằm ngoài Vòng tròn quan tâm, bị chi phối
bởi các quy luật tự nhiên)
-
Quan điểm của người chủ động là thừa nhận sai lầm,
sửa chữa và rút ra bài học
-
Có 2 phương pháp làm chủ cuộc sống:
o
Đưa ra lời hứa và giữ lời hứa => Yếu tố cốt
lõi của quá trình xây dựng thói quen thành đạt
o
Đặt ra mục
tiêu và phấn đấu đạt được mục tiêu đó
4. Bắt đầu từ mục tiêu xác định: - Sự sáng tạo
lần thứ nhất về mặt tinh thần
-
Bắt đầu mục tiêu xác định : Xuất phát từ một sự
hiểu biết rõ ràng về bản thân
-
Bắt đầu từ mục tiêu xác định dựa trên nguyên lý:
Mọi vật đều được sáng tạo 2 lần
o
Sáng tạo lần 1: Sáng tạo tinh thần (Tưởng tượng)
o
Sáng tạo lần 2: Sáng tạo vật chất (Thực hiện)
-
Lãnh đạo và quản lý: (Quản lý bằng bán cầu não
trái, lãnh đạo bằng bán cầu não phải)
o
Lãnh đạo: Là sáng tạo lần thứ nhất tức đường lối
và phương hướng, mục tiêu muốn hướng đến
o
Quản lý: Là sáng tạo lần thứ 2 – tập trung giải
quyết 1 vấn đề cụ thể
-
Muốn sáng tạo lần thứ nhất:
o
Sự tự nhận thức: Nhận biết vai trò của bản thân
trong cuộc sống
o
Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được các tiềm
năng của bản thân
o
Lương tâm giúp ta tiếp cận những quy luật phổ biến
hay nguyên tắc phổ biến
-
Muốn sáng tạo lần thứ hai: Lập tuyên ngôn sứ mệnh
của bản thân = những chuẩn mực của bản thân cần đạt được = Cơ sở đưa ra các quyết
định hàng ngày, quyết định lớn, định hướng của cuộc đời
-
Bản tuyên ngôn độc lập cần:
o
Trả lời được câu hỏi: BẠN LÀ AI? BẠN MUỐN LÀM
GÌ? VÀ BẠN COI TRỌNG ĐIỀU GÌ?
o
Sự an toàn: Ý thức của bạn về giá trị, cá tính,
tình cảm, lòng tự trọng và các thế mạnh của bạn
o
Định hướng: Nguồn gốc các phương hướng
o
Khôn ngoan: Tầm nhìn tương lai và nhận thức về sự
cân bằng, am hiểu của bạn đối với việc áp dụng các nguyên tắc trong cuộc sống
và sự liên hệ giữa chúng
o
Năng lực: Khả năng, tiềm lực hoàn thành một việc
nào đó
o
Sự an toàn – định hướng – Khôn ngoan – Năng lực
có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Định hướng và sự an toàn đem lại khôn ngoan, là
chất xúc tác giải phóng năng lực.
o
Có thể được thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp
theo thời gian.
-
Các trọng tâm của cuộc sống:
o
Trọng tâm hôn nhân
o
Trọng tâm gia đình
o
Trọng tâm tiền bạc
o
Trọng tâm công việc
o
Trọng tâm tài sản
o
Trọng tâm hưởng lạc thú
o
Trọng tâm bạn/thù
o
Trọng tâm tôn giáo
o
Trọng tâm hướng về bản thân
-
Con người thường hướng về 1 hoặc 1 vài trọng tâm
trên đây, tuy nhiên mỗi trọng tâm đều có những ưu điểm nhược điểm nhất định (Tức
sự an toàn – định hướng – khôn ngoan – năng lực sẽ bị giới hạn), vì vậy cần hướng
trọng tâm dựa theo các nguyên tắc đúng đắn tức bản thân luôn cố gắng tách ra khỏi
những cảm xúc do hoàn cảnh và các nhân tố khác mang lại để đánh giá các phương
án khác nhau trong cuộc sống, từ đó có lựa chọn phương án tối ưu . Tuy nhiên
xác định ta chỉ lựa chọn được hành động chứ không lựa chọn được hệ quả của hành
động
-
Sáng tạo lần thứ nhất liên quan đến bán cầu não
và phải vận dụng đến chức năng sáng tạo,
sự tưởng tượng và hình dung của bán cầu não phải và quyết tâm thực hiện. Tiếp
đó sử dụng bán cầu não trái để nhận diện và tách biệt thành các vai trò cụ thể
dựa trên sự tưởng tượng, hình dung và tạo cảm hứng từ bán cầu não phải.
-
KHÔNG THAM GIA NGHĨA LÀ SẼ KHÔNG CÓ CAM KẾT
THỰC HIỆN
5. Ưu tiên điều quan trọng nhất: - Sự sáng tạo
lần thứ hai, sáng tạo về vật chất
-
Mức độ phát triển ý chí độc lập hàng ngày được
đo bằng tính trung thực của chúng ta, là khả năng đưa ra cam kết và giữ cam kết
đối với chính mình
-
Lãnh đạo cho ta biết điều gì là quan trọng nhất
thì quản lý hiệu quả là ưu tiên điều quan trọng nhất. Nếu bạn là 1 người quản
lý bản thân hiệu quả thì tính kỷ luật xuất phát từ bên trong con người bạn, là
sản phẩm của ý chí độc lập.
-
Cốt lõi của tư duy quản trị thời gian: Tổ chức
và thực hiện các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên
-
Ma trận quản trị thời gian:
KHẨN CẤP
|
KHÔNG KHẨN CẤP
|
|
I
|
II
|
|
QUAN TRỌNG
|
Các Hoạt động:
-
Khủng
hoảng
-
Các
vấn đề cấp bách
-
Các
dự án đến hạn
|
Các hoạt động:
-
Xây
dựng quan hệ
-
Dự
phòng các hoạt động PC
-
Nhận
diện cơ hội mới
-
Lập
kế hoạch giải trí
|
III
|
IV
|
|
KHÔNG QUAN TRỌNG
|
Các hoạt động:
-
Những việc đột xuất, các cuộc điện thoại, tin
nhắn
-
Một số email, báo cáo
-
Một số cuộc họp
-
Những vấn đề tương đối bức xúc
-
Các hoạt động quần chúng
|
Các hoạt động:
-
Các việc vặt nhưng rất bận rộn
-
Một số thư từ
-
Một số cuộc điện thoại
-
Những việc lãng phí thời gian
-
Những trò vui chơi giải trí
|
-
Những công việc trong phần tư thứ nhất thường
làm bản thân bị động, khủng hoảng và dễ bị street, những công việc trong phần
tư thứ III và thứ IV thì khiến bản thân sa ngã và hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn
cảnh
-
Bạn phải chủ động thì mới có thể tiến hành công việc
trong phần tư thứ II, cách đơn giản nhất có được thời gian cho những công việc
trong phần tư thứ II là lấy thời gian trong phần tư thứ III và phần tư thứ IV,
nếu bạn muốn lấy thời gian ở phần tư thứ I bạn phải biết nói KHÔNG đối với 1 số
việc quan trọng và khẩn cấp. Hãy nhớ rằng kẻ thù của “tốt nhất” thường là “tốt”
(xem xét việc nào là ưu tiên quan trọng nhất)
-
Sẽ không thể nói “ KHÔNG” với các công việc
trong phần tư thứ III và phần tư thứ IV và cả phần tư thứ I nếu bạn không có
quyết tâm “ CÓ” mạnh mẽ. Bạn chỉ có quyết tâm “CÓ” mạnh mẽ khi bạn đã xác định
được điều quan trọng nhất đối với bản thân.
-
Người tổ chức các hoạt động trong phần tư thứ II
cần đáp ứng 6 tiêu chí sau:
o
Tính chặt chẽ: Hài hòa thống nhất giữa công việc
với điều quan trọng nhất
o
Tính cân bằng: Không bỏ qua điều gì quan trọng
nhất đối với bản thân
o
Tập trung vào phần tư thứ II: Tổ chức cuộc sống
trên cơ sở lịch tuần
o
Khía cạnh “ con người ”: Nhiều khi xem xét khía
cạnh quan hệ con người quan trọng hơn lịc trình công tác - công cụ tạo điều kiện
bạn thực hiện công việc.
o
Tính linh hoạt: Tạo theo nhu cầu, phong cách,
cách thức của riêng bạn
o
Tính gọn nhẹ: Dễ dàng mang theo bên mình
-
Hoạt động chủ yếu trong phần tư thứ II:
o
Nhận diện các vai trò: Các vai trò chủ yếu của bản
thân bạn trong cuộc sống
o
Lựa chọn mục tiêu: Cụ thể công việc, hành động
các vai trò mà bạn đã nhận diện
o
Lập lịch hàng tuần: Sắp xếp vào các ngày trong
tuần. Đối chiếu, đánh giá với các lịch sẵn có trong tháng hoặc lịch từ trước,
đánh giá mức độ quan trọng với mục tiêu của bạn để có thể điều chỉnh hoặc hủy bỏ.
o
Điều chỉnh kế hoạch ngày: Điều chỉnh một cách
thích hợp đối với các hoạt động ưu tiên, các vấn đề khủng hoảng bất ngờ
-
Quản trị thời gian là tập trung chủ yếu vào các
mối quan hệ và kết quả, sau đó mới tập trung vào vấn đề thời gian.
-
Việc mới thực hiện nguyên tắc này sẽ gặp phải vấn
đề: phản ứng tức thì của những việc nằm trong góc phần tư thứ III và góc phần
tư thứ IV, vì vậy cần phải luôn xem xét và đánh giá lại và ưu tiên điều quan trọng
nhất.
-
Học tập cách giao phó công việc:
o
Giao phó cho thời gian: Chú ý đến năng suất sản
xuất (PC)
o
Giao phó cho người khác: Chú ý đến hiệu quả (P)
§
Kết quả mong muốn
§
Định hướng: Xác định các thông số mà người giao
phó cần thực hiện, thông số càng ít càng tốt. (Có thể nói cách khác đây là đào
tạo người ủy quyền)
§
Các nguồn lực: Nhận diện các nguồn lực
§
Xác định trách nhiệm: Đặt ra các chuẩn mực đánh
giá kết quả và thời gian tiến hành.
§
Các hệ quả: Chỉ rõ điều tốt, điều xấu theo kết
quả đánh giá
3 THÓI QUEN : TÍNH CHỦ ĐỘNG – BẮT ĐẦU MỤC
TIÊU XÁC ĐỊNH - ƯU TIÊN ĐIỀU QUAN TRỌNG
NHẤT TẠO RA SỰ AN TOÀN NỘI TÂM, CỞI MỞ LÒNG MÌNH VÀ SẴN SÀNG CHẤP NHẬN TỔN
THƯƠNG
6. Một số lưu ý khi học tập thói quen tập thể:
-
Thành tích cá nhân đi trước tập thể
-
Tài khoản tình cảm: Là cảm giác an toàn của bạn
đối với người khác
o
Khoản gửi vào tài khoản: Lắng nghe mà không phán
xét, không thuyết giáo. Lắng nghe và cố gắng thấu hiểu
o
Cần phải có thời gian và công sức
-
6 khoản ký gửi xây dựng chủ yếu xây dựng tài khoản:
o
Hiểu rõ từng cá nhân “ Hãy cư xử với người khác
theo cách mà bạn muốn họ cư xử với mình ”
o
Quan tâm đến những điều nhỏ nhặt nhất: Những
hành động nhỏ nhặt có thể ảnh hưởng đến tài khoản tình cảm của người khác
o
Giữ cam kết:
o
Làm rõ các kỳ vọng: Đòi hỏi sự thành thật
o
Thể hiện sự chính trực của bản thân: Sự chính trực
là làm cho sự thật phù hợp với lời nói của mình – đi đôi với hành động. Cách thể
hiện quan trọng để thực hiện sự chính trực: Trung thành với những người không
có mặt
o
Thành thật nhận lỗi khi sai lầm:
7. Tư duy cùng thắng:
-
6 mô thức của mối quan hệ tương tác giữa con người
với con người:
o
Cùng thắng: Tìm kiếm lợi ích chung trong mọi sự
tương tác giữa con người với nhau. Tư duy cùng thắng xem cuộc sống là một diễn
đàn hợp tác chứ không phải cạnh tranh => Lý tưởng hơn cả
o
Thắng/Thua: Phổ biến và bản thân chúng ta được dạy
bảo điều này từ khi sinh ra và lớn lên từ gia đình rồi sự giáo dục của trường học
và định kiến xã hội. => Có thể sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ mà bạn xây dựng
o
Thua/Thắng: Không đòi hỏi, không kỳ vọng, không
tầm nhìn. Những người có tư duy thua/thắng là người muốn nhanh chóng làm hài
lòng hoặc xoa dịu người khác. Ít can đảm bộc lộ tình cảm cũng như phán xét của
chính mình và dễ dàng sợ hãi trước cái tôi mạnh mẽ của người khác.
Chú ý: Những người tư duy thua/thắng hoặc thắng/thua đều
dựa trên cảm giác bất an của bản thân, tạm thời tư duy thắng/thua đem lại nhiều
kết quả do huy động được nhiều sức mạnh và tài năng, tuy nhiên tư duy thua/thắng
lại gây ra sự bùng nổ về cảm xúc bị chôn giấu, thất vọng.
o
Thua/Thua: Khi 2 người có tư duy thắng/thua gặp nhau
thì kết quả là tư duy thua/thua, cả 2 sẽ trở nên hận thù, đối kháng
o
Chỉ có thắng: Thắng thua đối với họ không phải
là vấn đề mà điều quan trọng là họ được cái họ muốn.
o
Cùng thắng hoặc không giao kèo: Không tìm được
giải pháp thỏa đáng cho cả 2 bên tức chúng ta thừa nhận các điểm bất đồng của
nhau thì sẽ không có hợp tác => Tuy nhiên một số mối quan hệ không thể sử dụng
phương pháp không giao kèo
-
Năm phương diện của tư duy cùng thắng:
o
Tính cách: (Nên xem phim: Những người khốn khổ)
§
Tính chính trực
§
Sự chín chắn: Sự cân bằng giữa lòng dũng cảm và
sự cân nhắc (Can đảm nhắm vào P, sự cân nhắc nhắm vào PC)
§
Sự rộng lượng
o
Các mối quan hệ:
§
Đương đầu với tư duy thắng/thua thì bạn cần tập
trung vào vòng tròn ảnh hưởng, đưa “khoản gửi” vào tài khoản tình cảm thông qua
sự lịch thiệp chân thành, tôn trọng và đánh giá cao đối tác. Dành thời gian cho
giao tiếp, lắng nghe nhiều hơn, kỹ hơn.
§
Luôn chuẩn bị “ Không giao kèo” làm giải pháp
phòng bị hoặc lựa chọn giải pháp “Thỏa hiệp”
o
Thỏa thuận: Có 5 yếu tố cần làm rõ ràng:
§
Kết quả mong muốn: Xác định việc cần làm và thời
gian hoàn thành
§
Chỉ dẫn: Các thông số (nguyên tắc, chính sách…)
để đạt được kết quả theo những thông số đó
§
Nguồn lực: Tài chính, nhân lực, sự hỗ trợ…
§
Kế hoạch: Tiêu chuẩn, thời gian đánh giá công việc
§
Tổng kết, đánh giá: Xác định tính chất công việc,
xác định tình trước và sau mỗi giai đoạn
o
Thỏa thuận công việc theo nguyên tắc cùng thắng:
Quan tâm đến kết quả công việc, không phải là phương pháp
-
Các hệ thống hỗ trợ:
§
Tinh thần “ Cùng thắng” không thể tồn tại trong
một môi trường cạnh tranh và ganh đua
-
Các quy trình để tiếp cận nguyên tắc cùng thắng:
o
Nhìn vấn đề từ cách nhìn của người khác
o
Nhận diện những vấn đề then chốt và mối quan tâm
(không phải lập trường của các bên liên quan)
o
Xác định các kết quả sau khi hoàn thành
o
Nhận diện những phương án mới có thể đáp ứng được
kết quả mong muốn
8. Lắng nghe và thấu hiểu: - Thói quen duy nhất
ta có thể áp dụng ngay, mọi lúc, mọi nơi
-
Đa số chúng ta lắng nghe để đối đáp, thông qua
mô thức của mình để phán xét cuộc sống người khác.
-
Lắng nghe thấu hiểu: Bạn nghe bằng tai, nghe bằng
mắt và cảm nhận bằng trái tim (vì trong giao tiếp chỉ có 10% được thể hiện qua
lời nói, 30% qua thái độ, 60% qua ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ)
-
Lắng nghe thấu hiểu cũng có rủi ro vì dựa trên sự
an toàn của đối phương nên có thể sẽ gây ra tổn thương cho bản thân mình
-
4 phản xạ mà bản thân thường hay mắc phải:
o
Đánh giá – đồng ý hoặc không đồng ý
o
Thăm dò – Đặt câu hỏi xuất phát từ khung tham
chiếu của mình
o
Khuyên bảo – Đưa ra lời khuyên dựa theo kinh
nghiệm của mình
o
Lý giải – Tìm cách lý giải động cơ và hành vi của
người khác kiểu “suy bụng ta ra bụng người”
-
Phần nổi của kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu:
o
Giai đoạn đầu tiên và kém hiệu quả nhất “Nhắc lại
nguyên văn”
o
Giai đoạn thứ hai “lặp lại nội dung theo kiểu
suy diễn”
o
Giai đoạn thứ ba “bày tỏ cảm xúc”
o
Giai đoạn thứ tư bao gồm cả giai đoạn thứ hai và
thứ ba “ Cố gắng tìm hiểu bản chất vấn đề”
-
Bạn có thể trình bày ý kiến một cách rõ ràng, dễ
hiểu, và điều quan trọng nhất là phù hợp với bối cảnh
-
Đứng trên lập trường và cách nhìn của người khác
để thấu hiểu
9. Đồng tâm hiệp lực:
-
Đồng tâm hiệp lực là thói quen cao nhất của 5
thói quen đầu tiên
-
Tổng thể thống nhất bao giờ cũng mạnh hơn từng
phần cộng lại
-
Chỉ cần niềm tin cậy lẫn nhau trong thời gian ngắn
người ta cũng có thể tạo ra được sự đồng tâm hiệp lực.
-
Đồng tâm hiệp lực xảy ra khi có độ tin cậy cao
và sự hợp tác cao, hay nói cách khác đồng tâm hiệp lực chỉ xảy ra khi có tài
khoản tình cảm cao (sự tin cậy cao), tư duy cùng thắng và sự lắng nghe thấu hiểu
(tư duy cùng thắng + lắng nghe thấu hiểu = hợp tác cao)
-
Đồng tâm hiệp lực nghĩa là 1+1 bằng 8,16 hoặc
hơn. Mức độ tin cậy cao sẽ đem lại những giải pháp tốt đẹp hơn so với những giải
pháp đưa ra ban đầu
-
Cốt lõi của đồng tâm hiệp lực là quý trọng sự
khác biệt – đó là sự khác biệt về mặt trí tuệ, tình cảm, tâm lý giữa những con
người khác nhau
-
Đưa ra giải pháp thứ ba
10.
Rèn
giũa bản thân: - Nâng cao PC (năng lực sản xuất)
-
Bốn khía cạnh của sự tự đổi mới:
o
Thể chất: Luyện tập, dinh dưỡng, kiểm soát
street
§
Luyện tập sức khỏe là một việc nằm trong phần tư
thứ II
§
Rèn luyện sức chịu đựng từ những bài tập thể dục
tay chân
§
Rèn luyện sức dẻo dai nhờ luyện tập các bài tập
co giãn (các bài khởi động)
§
Rèn luyện sức mạnh nhờ luyện tập cơ bắp
§
Luyện tập một cách chậm rãi và theo sự hiểu biết
o
Trí tuệ: Đọc, hình dung, lập kế hoạch, viết
§
Tạo thói quen thường xuyên đọc sách, một hoạt động
trong phần tư thứ II
§
Học tập tự do: Đối chiếu các câu hỏi, mục đích
và mô thức với thực tế khách quan
§
Duy trì việc ghi chép hàng ngày những suy nghĩ,
những trải nghiệm, những ý tưởng và điều đã học giúp cho tâm trí minh mẫn,
chính xác và nhạy bén
§
Tổ chức và lập kế hoạch công việc (lien quan đến
thói quen thứ 2 và thứ 3)
o
Tinh thần: Làm rõ giá trị và cam kết, nghiên cứu,
thiền định
§
Đắm chìm trong âm nhạc đổi mới tinh thần
§
Đọc sách bài học cuộc sống, giá trị cuộc sống
nâng cao nhận thức
§
Thiền định
o
Quan hệ xã hôi/tình cảm: Phục vụ, thấu hiểu, đồng
tâm hiệp lực, an toàn nội tại
§
Rèn luyện thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày
§ Rèn luyện các thói quen 4,5,6
-
Muốn
phát triển chúng ta phải không ngừng học tập rồi cam kết và thực hiện cam kết. Sự
phát triển này theo đường xoắn ốc trên bình diện ngày càng cao
0 nhận xét:
Đăng nhận xét