Searching...
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Cách đọc sách hiệu quả


1. Làm thế nào để biết được quyển sách đó đáng đọc hay không?

- Đọc lời giới thiệu của tác giả => Thông thường đây là trang mà tác giả tóm lược, khái quát chung toàn bộ những nội dung, vấn đề hay thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc biết
- Đọc mục lục => Hiểu được cái sườn hay cách viết của tác giả như thế nào
- Xem những chương quan trọng cho lập luận của sách, lưu ý là chỉ xem lướt qua nội dung chứ không được đọc toàn bộ chương
- Đọc ngẫu nhiên 1-2 đoạn, vài trang liên tục nhưng không bao giờ được đọc nhiều hơn

2. Tốc độ đọc thế nào là hợp lý?

Một cuốn sách nên được đọc không chậm hơn mức mà nó đáng đọc và không nhanh hơn mức mà nó bạn có thể đọc để thông hiểu và hài lòng. Như vậy đọc nhanh không quan trọng bằng điều bạn có hiểu được nội dung mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách hay không!

3. Một cuốn sách hay nên đọc như thế nào?

- Bạn hãy nên đọc lướt cuốn sách một lượt, đọc hết cuốn sách mà ko cần dừng lại suy nghĩ ở những điểm bạn chưa hiểu. Nếu bạn dừng ngay tại điểm chưa hiểu và suy nghĩ sẽ khiến bạn mất thời gian, cảm thấy chán nản và bạn sẽ không hiểu được các nội dung khác mà tác giả muốn gửi gắm đến cho độc giả
- Bạn hãy đọc lại và ngẫm nghĩ tìm hiểu nội dung, vấn đề mà tác giả muốn nói đến

4. Cách đánh dấu sách như thế nào?

- Gạch dưới: từ khóa quan trọng 
- Vạch những đường thằng ngoài lề: 1 đoạn dài
 Đánh dấu sao, hoa thị hay bất cứ dấu gì bên lề: Nhấn mạnh các đoạn quan trọng
- Đánh số bên lề: Nêu một loạt các ý kiến mà tác giả hình thành lý lẽ
- Đánh số cả những trang khác bên lề: Chỉ những chỗ khác trong sách có nhận định tương tự
Khoanh tròn từ và cụm từ quan trọng
- Viết bên lề, đầu trang hoặc cuối trang
- Sử dụng các tờ giấy ghi chú đính vào các phần quan trọng

5. Khi nào được coi là bạn "đọc xong" một cuốn sách?

Đó là khi bạn thực hiện được đầy đủ những nguyên tắc sau:
- Quy tắc 1: Bạn biết càng sớm loại sách mình  đang đọc là gì, tốt nhất trước khi bạn bắt đầu đọc cuốn sách
- Quy tắc 2: Trình bày sự thống nhất của toàn bộ nội dung cuốn sách trong một câu đơn hoặc trong một đoạn văn ngắn
- Quy tắc 3: Trình bày những phần chính của cuốn sách và cách sắp xếp các phần theo thứ tự thống nhất thành một tổng thể
                           Tác giả thể hiện nội dung cuốn sách qua mấy phần chính
              Một phần chính có mấy nội dung nhỏ hơn
                            Mỗi nội dung nhỏ hơn đề cập đến những vấn đề gì
              Và cứ tiếp tục như vậy
- Quy tắc 4: Phát hiện ra những vấn đề của tác giả
- Quy tắc 5: Tìm các từ quan trọng và qua đó đi đến thống nhất thuật ngữ với tác giả
- Quy tắc 6: Đánh dấu những câu quan trọng nhất trong một cuốn sách và tìm ra các nhận định ẩn chứa trong đó
 Quy tắc 7: Tìm ra lập luận cơ bản của một cuốn sách dựa trên mối liên hệ giữa các câu
- Quy tắc 8:  Sáng tỏ nội dung của cuốn sách
- Quy tắc 9: Bạn cần nói chắc chắn rằng "Tôi hiểu" trước khi nói tán thành hoặc "tôi phản đối" hay "Tôi tạm thời chưa đưa ra lời nhận xét"
- Quy tắc 10: Nếu không đồng ý hãy phản đối một cách hợp lý, tránh đối đầu và cãi vã
- Quy tắc 11: Tôn trọng sự khác nhau giữa kiến thức và quan điểm cá nhân bằng cách đưa ra những lý do giải thích cho đánh giá phê bình của bạn

ĐỪNG QUAN TRỌNG BẠN ĐỌC ĐƯỢC BAO NHIÊU CUỐN SÁCH MÀ QUAN TRỌNG BẠN HIỂU ĐƯỢC BAO NHIÊU NỘI DUNG TRONG NHỮNG CUỐN SÁCH MÀ BẠN ĐÃ ĐỌC 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!