Quy trình thành lập DN và hoạt động kế toán của DN
1. ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Bạn cần chuẩn bị điều quan trọng nhất là TÊN DOANH NGHIỆP. Hãy kiểm tra xem có trùng tên doanh nghiệp không để tránh làm mất thời gian.
- Để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, bạn nên đăng ký thành lập doanh nghiệp tại nhà, mất 1 ngày bạn sẽ nhận được phản hồi của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư xác nhận đồng ý hoặc hướng dẫn sửa chữa. Sau đó bạn chọn Dịch vụ Bưu Điện thực hiện giao dịch và trả giấy phép đến tận nhà cho bạn. Khoảng 4-7 ngày là bạn sẽ nhận được giấy phép đăng kí kinh doanh (GPĐKKD). Chuẩn bị giấy tờ theo email bạn nhận được (nhớ ký tên đầy đủ trên mỗi trang của điều lệ) và tiền phí (bao gồm phí cấp giấy phép, và phí đăng bố cáo điện tử, và các phí khác nếu có). Nhớ kiểm tra nội dung Giấy Phép Kinh Doanh (GPKD), nếu chưa chính xác, doanh nghiệp (DN) có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hiệu đính lại cho phù hợp với hồ sơ Đăng ký mà DN đã nộp.
- Công chứng sẵn 5 tờ GPĐKKD để dùng khi cần đến.
2. CON DẤU
Đặt làm con dấu theo ý muốn của Doanh Nghiệp (Nhưng cho tới thời điểm này, những DN mới hầu như vẫn theo mẫu dấu cũ và đặt ở những công ty chuyên làm dấu tròn)
Làm bộ hồ sơ đăng ký mẫu dấu bao gồm:
1. Biên bản họp hội đồng thành viên (hội đồng Quản trị … tùy theo loại hình doanh nghiệp) về việc đăng ký mẫu dấu
2. Đăng ký mẫu dấu
3. Thông báo mẫu dấu
- Nộp hồ sơ lên Sở KH&ĐT (nơi cấp giấy phép ĐKKD) và nhận kết quả (thông báo) trong khoảng 1-3 ngày làm việc, Công bố Thông báo mẫu dấu trên trang cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/)
- Sao y sẵn 2 tờ giấy thông báo mẫu dấu để dùng khi cần.
3. TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC DOANH NGHIỆP CẦN LÀM SAU KHI CÓ GPKD
- Treo bảng tại trụ sở công ty.
- Mua chữ ký số, lập và nộp tờ khai thuế môn bài trực tuyến. Đăng ký bước 1 của nộp thuế điện tử.
- Ra mở Tài khoản ngân hàng và thực hiện luôn bước 2 của nộp thuế điện tử.
- Nộp thuế môn bài bằng tài khoản thuế điện tử đã đăng ký.
- Lập hồ sơ khai thuế ban đầu cho Chi cục thuế nơi DN đặt trụ sở chính.
Chi tiết bao gồm:
1. Bảng thông tin doanh nghiệp (2)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao y có công chứng)(1)
3. Quyết định bổ nhiệm Giám đốc(1).
4. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán do Giám đốc vừa được bổ nhiệm ký(1).
5. CMND bản sao y có công chứng của Giám đốc (2)
6. CMND bản sao y có công chứng của Kế toán (2)
7. Mẫu 06/GTGT (PP tính thuế GTGT) (1)
8. Công văn đăng ký hình thức kế toán (1)
9. Tờ khai thuế môn bài và giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước (2)
10. Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ (2)
11. Mẫu 08-MST tờ khai thông tin đăng ký thuế (nên mở TK Ngân hàng và đăng ký luôn, khỏi tôn công đi nhiều lần nên mình ghi trình tự mở TKNH ở trên)(1)
Lưu ý: (1): bắt buộc có; (2): tùy mỗi quận và tùy DN. Mình theo phương án an toàn, thà dư còn hơn thiếu nên làm tất cả đem theo.
Sau khi chuẩn bị xong các bạn đến Chi cục thuế gặp bộ phận một cửa (trong phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế) để được hướng dẫn đăng ký thuế ban đầu. Bạn sẽ được hẹn nhận kết quả mẫu 06/GTGT sau 5-7 ngày làm việc.
Bạn chuẩn bị đơn "ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN...", (Giám đốc ký tên, đóng dấu). Khi lên lấy kết quả 06/GTGT, bạn nộp đơn đề nghị sử dụng hóa đơn và sẽ được nhận 1 phiếu hẹn trả kết quả sau 5-7 ngày làm việc.
Sẽ có cán bộ quản lý thuế điện thoại hẹn, và đến doanh nghiệp của bạn kiểm tra:
1. Có treo bảng hiệu Công ty hay ko
2. Có phòng làm việc, có thiết bị làm việc...
3. Có hợp đồng thuê nhà (mượn nhà hay ko, lưu ý: hợp đồng trên 1 năm) Nếu Người đại diện pháp luật của công ty có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc KT3 của nơi đăng ký trụ sở thì ko cần hợp đồng cho thuê hay mượn nhà .
(Đại khái là kiểm tra doanh nghiệp có hoạt động thật sự ko, đề phòng trường hợp mua bán hóa đơn)
Nếu đáp ứng đủ những điều kiện trên, các bạn sẽ được phép mua Hóa đơn GTGT (theo phiếu trả kết quả)
Chọn công ty nào báo giá rẻ thì đặt in hóa đơn VAT. Nhận hóa đơn mẫu để làm thông báo phát hành hóa đơn. Sau khi thông báo phát hành 5 ngày là đã được phép sử dụng hóa đơn.
4. DOANH NGHIỆP CHÍNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Lưu ý các bạn kế toán mới ra trường:
Các bạn phải coi kỹ công ty mình đăng ký hình thức ghi sổ theo quyết định nào (QĐ 48/2006/QĐ-BTC hay TT200...) để làm sổ cho đúng tránh tình trạng dùng tài khoản kế toán tùm lum.
VỐN ĐIỀU LỆ từ ngày 01/03/2014, phải được góp bằng tiền gửi ngân hàng chứ không được thu tiền mặt như trước đây. Thời hạn góp vốn là 36 tháng đối với Công ty TNHH MTV và HTV trở lên, 90 ngày đối với Công ty Cổ Phần.
HÓA ĐƠN: Chỉ được xuất hóa đơn sau khi đã thông báo phát hành 5 ngày, đồng thời nhớ lưu ý hàng tồn kho trước khi xuất, tránh tình trạng xuất ầm ầm, cuối tháng làm sổ phát hiện kho bị âm.
Công việc hằng ngày phải làm:
Tập hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
- Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa… Thì công việc của kế toán thuế là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
- Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem có hợp lý – hợp lệ - hợp pháp hay không.
- Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai các bạn phải xử lý ngay.
- Định khoản kế toán (làm sổ) mỗi ngày để tránh việc dồn ứ vào thời gian cao điểm.
- Cuối cùng là các bạn phải sắp xếp và lưu trữ hóa đơn chứng từ để đảm bảo không xảy ra việc rách nát, cháy hỏng…
Lưu ý: Những chứng từ như: Phiếu thu, chi, nhập, xuất phải lưu trữ 5 năm. Những hóa đơn thông thường phải lưu trữ 10 năm.
Công việc hàng quý:
- Tạm tính Thuế TNDN theo Quý để nộp thuế (không phải nộp tờ khai).
- Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý), chi tiết bạn có thể xem ở đường link bên trên phần công việc hàng tháng.
- Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
- Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (hoặc tháng).
- Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau.
Công việc cuối năm
- Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 nhé.
- Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
- Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
- Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét